Home / Lĩnh vực hoạt động / Xủ lý chất thải / Chất thải rắn y tế là gì? Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế là gì? Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế

Hiện nay, số lượng bệnh viện, các cơ sở y tế ngày càng nhiều, dẫn đến lượng chất thải y tế ngày càng cao. Với đặc tính mang nhiều mầm bệnh, chất thải rắn y tế nếu không được thu gom và xử lý tốt sẽ là nguồn lây lan bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. Theo quy định của Bộ Y tế thì mỗi cơ sở y tế, bệnh viện cần phải xây dựng quy trình thu gom, quản lý và xử lý phù hợp để tránh rò rỉ ra ngoài môi trường. 

Chất thải rắn y tế là gì?

Chất thải rắn y tế là các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm cả chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường.

Chất thải y tế là gì
Chất thải y tế là gì

Các loại chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế được chia thành 5 loại:

Thu gom chất thải rắn y tế

Thu gom chất thải rắn y tế là quá trình tập hợp chất thải từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ tạm thời hoặc về nơi xử lý chất thải trong phạm vi. 

Trước khi thu gom chất thải rắn y tế, cơ sở y tế cần phải phân loại riêng theo từng nhóm và từng loại đúng quy định. Mỗi nhóm chất thải rắn phải được đựng trong các túi và thùng có mã màu, biểu tượng theo quy định, không đựng quá 3/4 túi, thùng. 

Các thùng thu gom chất thải phải đúng màu sắc quy định (màu vàng với chất thải lâm sàng sắc nhọn và không sắc nhọn; màu xanh với chất thải sinh hoạt và màu đen với chất thải phóng xạ, hoá học). Bên trong mỗi thùng phải luôn có túi nilon màu sắc tương ứng với màu sắc của thùng

Nhân viên, điều dưỡng, hộ lý khi thu gom chất thải rắn y tế phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân: găng tay, khẩu tra, tạp dề. 

Chất thải sắc nhọn thu gom vào hộp kháng thủng màu vàng có biển hiệu nguy hại sinh học và có dòng chữ ”không được đựng quá vạch này”. Tuyệt đối không cô lập chất thải sắc nhọn với các chất thải khác, không để lẫn chất thải dính máu dịch với chất thải sinh hoạt. Người cô lập chất thải và thu gom không đúng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bệnh viện

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi được xử lý ban đầu, thu gom vào túi nilon màu vàng như chất thải lây nhiễm.

Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải được thực hiện càng gần nơi thải ra càng tốt. Các chất thải y tế độc hại không được để lẫn với các chất thải thông thường.

Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định màu vàng cho các nhóm thuộc chất thải y tế, màu xanh cho chất thải thông thường và màu đen cho chất thải hóa chất, các chất phóng xạ và trị xạ.

Các túi thu gom rác theo quy định tiêu chuẩn là loại nhựa polyethylene và polypropylene, dung tích tối đa 0.1m2 và phải được đánh dấu ở mức đầy là 2/3 của túi.

Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải được làm từ vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng đốt. Các dụng cụ chứa loại chất thải này phải có dung tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải có tay cầm, nắp đậy. Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh dấu mức 2/3.

Tiêu chuẩn đối với dụng cụ chứa chất thải là vật chứa chất thải phải được làm từ polyethylene và có nắp. Nếu dụng cụ chứa to thì phải có bánh xe đẩy. Dụng cụ chứa phải cùng màu với túi đựng và phải được đánh dấu ở mức 2/3.

Việc thu gom chất thải phải gọn gàng từ nơi thải ra đến nơi chứa. 

Nơi chứa chất thải tại các cơ sở y tế phải cách xa an toàn nơi chứa thức ăn hoặc khu vực nấu ăn. Phải được khóa để tránh những người không có nhiệm vụ tùy tiện ra vào, phải có thiết bị lau rửa, quần áo bảo hộ và các túi rác hoặc thùng chứa phải được bố trí ở nơi thuận tiện. Phải có lối đi cho xe thu gom rác vào được dễ dàng và phải gần nguồn nước để vệ sinh. Tất cả các chất thải chứa trong đó phải xa ánh sáng mặt trời và các chất thải độc hại phải được tách riêng khỏi chất thải thông thường.

Trong các bệnh viện, chất thải được thải ra hàng ngày và thời gian lưu giữ chất thải độc hại là 48 giờ. Đối với các cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữ các chất thải nhóm chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và chất thải dược phẩm không được quá 1 tuần. Riêng chất thải thuộc nhóm chất thải bệnh phẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay.

Việc vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế bắt buộc các cơ sở y tế phải ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải y tế được các cấp chính quyền địa phương phê duyệt đủ tiêu chuẩn để vận chuyển chất thải y tế công nghiệp ra ngoài cơ sở y tế và cần có biên lai xác nhận việc thực hiện từng đợt.

Xử lý chất thải rắn y tế

Xử lý rác thải y tế ban đầu gồm đun sôi, khử hóa chất và biện pháp dùng nhiệt độ sấy khô hoặc ướt chỉ được áp dụng cho chất thải nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và các vật liệu, thiết bị dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, giang mai hoặc bệnh lao.

Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế.

  • Thiêu đốt

Sử dụng lò đốt chuyên dụng ở nhiệt độ từ 800 – 1,200oC hoặc lò đốt có nhiệt độ lớn hơn. Ưu điểm của phương pháp này là xử lý được đa số các loại chất thải rắn y tế, làm giảm tối đa về mặt thể tích của chất thải. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có nhược điểm là nếu chế độ vận hành không chuẩn và không có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh các chất độc như dioxin, furan gây ô  nhiễm môi trường. Chi phí vận hành, bảo dưỡng, giám sát môi trường cao.

  • Khử trùng bằng hơi nóng ẩm (lò hấp)

Là phương pháp tạo hơi nước nóng ở áp suất cao để khử trùng dụng cụ và chất thải rắn y tế. Phương pháp này có thể áp dụng đối với chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu. 

  • Khử trùng bằng hóa chất

Một số chất thải rắn cần được nghiền nhỏ trước khi khử trùng. Nhược điểm của phương pháp này là nguy cơ phát tác yếu tố nguy hại trong quá trình nghiền cắt. Khử trùng bằng hoá chất chỉ có hiệu quả với bề mặt của chất thải rắn. 

Những người thực hiện phương pháp này phải được đào tạo quy trình sử dụng trang thiết bị, bảo hộ an toàn. Hiệu quả của phương pháp khử trùng phụ thuộc vào điều kiện vận hành. Phải kiểm soát lượng hoá chất dư, nếu không xử lý đúng cách những hoá chất này có thể bị rò rỉ ra môi trường. 

  • Khử khuẩn bằng vi sóng. 

Có thể sử dụng lò vi sóng thuần tuý trong điều kiện áp suất thường hoặc sử dụng lò vi sóng kết hợp hơi nước bão hoà trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. Trong phương pháp này, chất thải rắn cũng cần được nghiền cắt trước khi cho vào lò vi sóng. 

Các loại chất thải lây nhiễm có thể xử lý được: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học và chất thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải giải phẫu. Chất thải rắn sau khi khử khuẩn, giảm thể tích đạt tiêu chuẩn có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như chất thải thông thường.

  • Chôn lấp hợp vệ sinh

Phương pháp này chỉ nên tạm thời áp dụng đối với các bệnh viện, cơ sở y tế thuộc khu vực khó khăn, chưa có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Không chôn lấp chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường

Đối với chất thải sắc nhọn thì nên sử dụng các bể đóng kén. Bể đóng kén có 3 loại là dạng chìm dưới mặt đất, dạng nửa chìm nửa nổi, và nổi trên mặt đất. 

Bể đóng kén đặt tại khu vực có mực nước ngầm ở độ sâu phù hợp. Vách và đáy bê tông chống thấm, đặt trên nền đất được gia cố. Xung quanh vách và dưới đáy bể bổ sung lớp chống thấm. Có mái che nắng, mưa cho toàn bộ bề mặt bể và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào trong. Sau khi bể đầy phải đóng bể bằng nắp bê tông chống thấm. 

  • Phương pháp trơ hoá

Chất thải cần đóng rắn được nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. 

Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm trong chất thải hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn. Phương pháp đóng rắn đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.

  • Tái chế

Tái chế chất thải thông thường: 

– Nhựa: Chai, can nhựa đựng các dung dịch như: Dung dịch NaCl 0.9%, glucose, natri bicarbonat, ringer lactat , dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại. 

– Thuỷ tinh: Các vật liệu thuỷ tinh (không bị vỡ) không chứa các thành phần nguy hại. 

– Giấy: Giấy báo, bìa, thùng cát-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy không dính các thành phần nguy hại. 

– Kim loại: Các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại.

– Tái chế chất thải lây nhiễm: chất thải lây có thể sử dụng lại như bơm tiêm, dây truyền dịch v.v được khử khuẩn bằng phương pháp hấp ướt ở 1210C trong 20 phút. 

– Khử khuẩn hộp kháng thủng: Hộp thu gom chất sắc nhọn (bơm, kim tiêm) được khử khuẩn bằng dung dịch Javel 1%. 

– Chất thải không tái chế sẽ được bàn giao cho Công ty xử lý môi trường đô thị để xử lý chôn lấp (với chất thải thông thường) và thiêu đốt (với chất thải lây nhiễm). 

Xử lý chất thải phóng xạ: Chất thải phóng xạ sau khi chờ hết thời gian bán rã được xử lý như chất thải lây nhiễm.

 

 

Chất thải rắn y tế là gì? Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế
Rate this post

About lt son

Check Also

Xử lý rác thải độc hại uy tín, giá thành hợp lý

Dịch vụ xử lý rác thải độc hại tại tphcm nhanh nhất tại tphcm 2018

Xử lý rác thải độc hại là yêu cầu cần thiết và bắt buộc nhằm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *