Bùn thải hay còn gọi là bùn thải công nghiệp là những sản phẩm được thải ra sau quá trình xử lý nước thải. Đây là câu trả lời mà bạn thường được trả lời cho câu hỏi: Bùn thải là gì? Trong cuộc sống hiện nay, khi môi trường đang bị ô nhiễm thì việc bùn thải xuất hiện đang làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn bởi vì thành phần chính của bùn thải đa phần là những chất độc hại hoặc những loại kim loại nặng đã qua xử lý sơ bộ. Việc có cho mình một hệ thống xử lý bùn thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn môi trường là một việc cần thiết. Với những khách hàng cần xử lý bùn thải nhưng muốn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp thì có thể thông qua những công ty môi trường để giúp bạn xử lý mọi thứ một cách an toàn.
Đọc thêm: Dịch vụ Xử lý chất thải rắn công nghiệp
Phân loại các loại bùn thải:
Bùn thải là gì ? Các loại Bùn Thải Phổ Biến
- Bùn thải sinh học công nghiệp: Là loại bùn thải có mùi hôi khó chịu nhưng không độc hại. Loại bùn thải này thường được sử dụng trong ngành phân bón để làm ra các loại phân hữu cơ trong ngành chăn nuôi. Do loại phân này chứa 70% là bùn thải sinh học nên giá thành của nó nhìn chung là rẻ nhưng chất lượng của nó không hề thua kém bất kỳ loại phân hóa học nào khác.
- Bùn thải công nghiệp không độc hại: Loại bùn thải này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể không cần thông qua xử lý.
- Bùn thải công nghiệp độc hại: Đây là loại bùn thải cực kỳ nguy hại và bắt buộc phải thu hồi để xử lý hoàn toàn vì thành phần chính của loại bùn này thường có các loại kim loại nặng như: Al, Zn, Ni, v.v… Điều cần lưu ý khi xử lý loại bùn thải này chính là phải xử lý triệt để vì nếu để lâu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài.
Xem thêm: Quy trình Xử lý nước, rác thải khách sạn, nhà hàng
Nguồn gốc của những bùn thải nguy hại:
- Trong sinh hoạt thường ngày: bóng đèn huỳnh quang, các bình ắc quy cũ hay đã bị hỏng, những chất có dính sơn, véc ny, v.v…
- Trong hoạt động y tế: những chất thải có tứ quá trình chụp hình, siêu âm, những chất trong việc phục vụ bệnh nhân như kim tiêm, bông băng, gạc,v.v…
- Hoạt động khoáng sản: như các bạn đã biết, sau một quá trình đào bới, sàng lọc thì chúng ta mới có thể có được thành phẩm là khoáng sản mà chúng ta cần, chính những thứ còn lại sau khi chúng ta đã thu được thành phẩm chính là bùn thải nguy hại.
- Hoạt động của ngành cơ khí: mỡ bò, dầu nhớt, dầu máy, v.v…
- Điện: những thứ có amiang hoặc là những thứ có PCB, v.v… đều là những chất thải nguy hại mà bạn cần lưu ý.
- Đến từ nhưng hoạt động trong ngành nông nghiệp: Thuốc trừ sâu, chai lọ của thuốc trừ sâu, v.v… ngành chăn nuôi cũng có những chất thải nguy hại như vậy.
Theo một số liệu thống kê sơ bộ cho chúng ta thấy mỗi năm nước ta có 3600 tấn/ năm cho chất thải nông nghiệp, 36.000 tấn chất độc dùng cho các hoạt động công nghiệp cũng như vài trăm ngàn tấn chất thải còn tồn đọng chưa được xử lý.
Phương thức xử lý bùn thải: Nhìn chung, mọi loại bùn thải nếu là thể rắn sẽ được cho vào lò tiêu hủy ở nhiệt độ cao; với các loại bùn thải nằm ở trạng thái lỏng sẽ được đốt sau khi đã được trộn chung với những loại chất liệu thấm hút mạnh.